Award-Winning Vietnamese Journalist’s Trial Was Designed to Silence Her, TrialWatch Report Finds

This statement can be attributed to the Clooney Foundation for Justice. For further inquiries, please contact [email protected]

A policeman stands guard in front of Hanoi City's People's Court

The trial of multi-award-winning journalist and human rights activist Pham Thi Doan Trang for “anti-state propaganda” violated her rights to a fair trial and freedom of expression, a TrialWatch report has found.

Ms. Trang was arrested just a few hours after the 2020 US-Vietnam Human Rights Dialogue concluded, held incommunicado for over a year, then convicted following a one-day trial. This was despite a UN decision that the charges against Ms. Trang were unlawfully vague. She was given a nine-year prison sentence which was a harsher penalty than even the prosecution had requested.

CFJ calls on the court of appeals to reverse Ms. Trang’s conviction or for Vietnam to release her.

Over the last decade, Ms. Trang has been repeatedly arrested, detained, and beaten by the authorities in connection with her writing and activism. She is one of 207 journalists or human rights advocates in prison in Vietnam. The charges brought against Ms. Trang were based on her interviews with international press and articles about Vietnam’s human rights record that she wrote or that were allegedly found on her devices. The authorities said her work spread “psychological warfare” and included “untrue, fabricated information to cause dismay among the people.”

“Ms. Trang was prosecuted for doing what journalists do: collecting data, reporting, and sharing information with the public. None of that is ‘psychological warfare,’” said David McCraw, the TrialWatch Expert who co-authored the report with the Columbia Law School Human Rights Institute, and assigned the trial a grade of ‘F.’

The report found that the trial was marred throughout by egregious violations of Ms. Trang’s rights.  In particular, the court relied on an assessment by the Department of Information and Communications of Hanoi City, which concluded that the documents at issue in the case “have violated the law” before the trial even began. But when the defense requested to examine these ‘assessors,’ the court found that their presence was not necessary because they “had provided their assessment conclusion based on their expertise.”

Many of the journalists and human rights advocates in prison have faced charges under Vietnam’s array of ‘national security’ offenses, which provide for extended pre-trial detention despite the international law presumption in favor of bail.  In Ms. Trang’s case, she was charged with violating Article 88 of the 1999 Penal Code, which makes it illegal to make, store, or share information deemed “anti-State,” and which the former UN High Commissioner for Human Rights described as “effectively mak[ing] it a crime for any Vietnamese citizen to enjoy the fundamental freedom to express an opinion, to discuss or to question the Government and its policies.”

“The law used to prosecute Ms. Trang is by design intended to silence those who try to report critically on government actions and policies. By declaring certain information ‘anti-State,’ the government gives itself broad authority to punish free expression,” explained Mr. McCraw.

The TrialWatch report also found that the proceedings were an abuse of process. Taken against the backdrop of her repeated harassment by the authorities, and given the timing of her arrest, the inescapable conclusion is that her prosecution was “designed to silence her and warn others against criticizing the government of Vietnam.”


Background

Pham Thi Doan Trang is a well-known human rights activist, author, blogger, and journalist whose work as an advocate and a journalist covers a wide spectrum of human rights topics in Vietnam—LGBTQ+ rights, environmental issues, police brutality, and the treatment of human rights defenders and political prisoners, to name a few. She co-founded the blog Luat Khoa Tap Chi (Journal of Law) and the Liberal Publishing House, which in 2020 won the International Publishers Association’s Prix Voltaire. She is also the founder of Green Trees, a pro-democracy environmentalist organization. In January 2022, she was awarded the Martin Ennals Human Rights Award for her work, and she previously received the Press Freedom Award from Reporters Without Borders.

Ms. Trang has often been arrested at moments coinciding with attention to the human rights situation in Vietnam.  For instance, she was arrested in 2016 ahead of US President Obama’s visit to Vietnam and then again in 2017, after leaving a meeting with a delegation from the European Union in advance of its EU-Vietnam human rights dialogue.  In this case, one of the materials the authorities alleged was “against the state” was a 2017 interview titled “What did civil society representative say to EU diplomatic mission” as well as other documents that were, according to the defendant, materials she had received from EU conferences.

Ms. Trang was arrested in this case on October 6, 2020, after which she was detained without access to a lawyer or her family for a year. The indictment is dated August 2021 but was shared with Ms. Trang only on October 8, 2021, when she was finally informed of the charges against her. She met with legal counsel for the first time on October 18, 2021, just ahead of her trial, which was originally scheduled for November 3, 2021, giving her team about two weeks to prepare and review over 11,000 pages of evidence against her.   Ms. Trang’s trial was delayed at the last minute because of COVID exposure amongst the prosecuting authorities and rescheduled for six weeks later.


Theo Báo cáo TrialWatch, Phiên tòa xử nhà báo Việt Nam đoạt giải thưởng đã được thiết kế để khiến bà phải im lặng

 

Theo báo cáo của TrialWatch, việc xét xử nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền từng đoạt nhiều giải thưởng Phạm Thị Đoan Trang vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” đã vi phạm quyền được xét xử công bằng và quyền tự do ngôn luận của bà. Bà Trang bị bắt chỉ vài giờ sau khi Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2020 kết thúc, bị giam biệt lập, không tiếp xúc với ai trong hơn một năm, sau đó bị kết án sau một phiên tòa kéo dài một ngày bất chấp quyết định của Liên Hợp Quốc rằng các cáo buộc đối với bà Trang là mơ hồ trái pháp luật. Bà bị kết án chín năm tù – một hình phạt khắc nghiệt hơn cả mức mà bên công tố yêu cầu.

CFJ kêu gọi tòa phúc thẩm hủy bỏ bản án của bà Trang hoặc yêu cầu Việt Nam trả tự do cho bà.

Trong một thập niên qua, bà Trang đã nhiều lần bị chính quyền bắt, giam giữ và đánh đập liên quan đến các bài viết và hoạt động của bà. Bà là một trong 207 nhà báo hoặc nhà vận động nhân quyền đang bị bỏ tù ở Việt Nam.Các cáo buộc chống lại bà Trang được dựa trên các cuộc phỏng vấn của bà với báo chí quốc tế và các bài báo về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam mà bà đã viết hoặc được cho là tìm thấy trên các thiết bị của bà. Các nhà chức trách cho biết tác phẩm của bà đã lan truyền “chiến tranh tâm lý” và có chứa “thông tin bịa đặt, không đúng sự thật nhằm gây mất tinh thần cho người dân”.

“Bà Trang bị truy tố vì đã làm những công việc mà nhà báo làm: thu thập dữ liệu, đưa tin và chia sẻ thông tin với công chúng. David McCraw, Chuyên gia TrialWatch, đồng tác giả của báo cáo với Viện Nhân quyền Trường Luật Columbia, cho biết: “Không có gì trong số các hoạt động đó là ‘chiến tranh tâm lý’ và chỉ định mức điểm ‘F’ cho phiên tòa này.

Báo cáo cho thấy rằng phiên tòa đã bị phá hoại từ đầu tới cuối bởi những vi phạm nghiêm trọng đối với các quyền của bà Trang. Đặc biệt, tòa đã dựa vào bản giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội, trong đó kết luận rằng các tài liệu được đề cập trong vụ án “đã vi phạm pháp luật” trước cả khi phiên tòa bắt đầu. Nhưng khi bên bào chữa yêu cầu thẩm vấn những ‘giám định viên’ này, tòa án thấy rằng sự hiện diện của họ là không cần thiết vì họ “đã đưa ra kết luận giám định dựa trên chuyên môn của họ.”

Nhiều nhà báo và những người ủng hộ nhân quyền trong tù đã phải đối mặt với các cáo buộc thuộc hàng loạt tội danh ‘an ninh quốc gia’ của Việt Nam, vốn cho phép kéo dài thời gian tạm giam trước khi xét xử mặc dù luật pháp quốc tế cho rằng nên được tại ngoại. Trong trường hợp của bà Trang, bà bị buộc tội vi phạm Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999, trong đó quy định hành vi làm, tàng trữ hoặc chia sẻ thông tin bị coi là “chống Nhà nước” là bất hợp pháp và điều mà cựu Cao ủy Nhân quyền LHQ mô tả là “Thực sự khiến cho việc bất kỳ công dân Việt Nam nào hưởng quyền tự do cơ bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hoặc chất vấn Chính phủ và các chính sách của chính phủ là một tội ác.”

Luật được sử dụng để truy tố bà Trang được thiết kế nhằm mục đích bịt miệng những người cố gắng đưa tin chỉ trích về các hành động và chính sách của chính phủ. Bằng cách tuyên bố một số thông tin là “chống Nhà nước”, chính phủ tự cho mình thẩm quyền lớn trong việc trừng phạt quyền tự do ngôn luận.”

Báo cáo của TrialWatch cũng cho thấy rằng quá trình tố tụng là một sự lạm dụng quy trình. Được đưa ra trong bối cảnh bà bị các nhà chức trách quấy rối liên tục và xét về thời điểm bắt giữ bà, kết luận không thể chối cãi là việc truy tố bà được “thiết kế để bịt miệng bà và cảnh báo những người khác không nên chỉ trích chính phủ Việt Nam.”


BỐI CẢNH

Phạm Thị Đoan Trang là nhà hoạt động nhân quyền, tác giả, blogger và nhà báo nổi tiếng với vai trò là nhà vận động và nhà báo hoạt động trong nhiều chủ đề về quyền con người ở Việt Nam — quyền LGBTQ +, vấn đề môi trường, sự tàn bạo của cảnh sát và cách đối xử đối với những người bảo vệ nhân quyền và tù nhân chính trị v.v. Bà đồng sáng lập blog Luật Khoa Tạp Chí (Tạp chí Luật học) và Nhà xuất bản Tự do, năm 2020 đã giành giải Prix Voltaire của International Publishers Association (Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế). Bà cũng là người sáng lập Green Trees, một tổ chức bảo vệ môi trường ủng hộ dân chủ. Vào tháng 1 năm 2022, bà đã được trao Giải thưởng Nhân quyền Martin Ennals cho công việc của mình, và trước đó bà đã nhận được Giải thưởng Tự do Báo chí từ Tổ chức Reporters Without Borders (Phóng viên Không Biên giới).

Bà Trang thường bị bắt vào những thời điểm trùng hợp với sự chú ý tới tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ví dụ, bà bị bắt vào năm 2016 trước chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Obama đến Việt Nam và sau đó một lần nữa vào năm 2017, sau khi rời cuộc họp với phái đoàn của Liên minh châu Âu trước cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam. Trong vụ án này, một trong những tài liệu mà các nhà chức trách đã cáo buộc là “chống lại nhà nước” là một cuộc phỏng vấn năm 2017 có tiêu đề “Đại diện xã hội dân sự nói gì với phái đoàn ngoại giao EU” cũng như các tài liệu khác, theo bị cáo, là tài liệu mà bà đã nhận được từ các hội nghị của EU.

Bà Trang đã bị bắt trong vụ án này vào ngày 6 tháng 10 năm 2020, sau đó bà bị giam giữ mà không được gặp luật sư hoặc gia đình của mình trong một năm. Bản cáo trạng đề là tháng 8 năm 2021 nhưng chỉ được chia sẻ với bà Trang vào ngày 8 tháng 10 năm 2021, là lúc bà mới được thông báo về các cáo buộc chống lại mình. Bà gặp cố vấn pháp lý lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 10 năm 2021, ngay trước phiên tòa, ban đầu dự kiến ​diễn ra vào ngày 3 tháng 11 năm 2021, tức là nhóm của bà có khoảng hai tuần để chuẩn bị và xem xét hơn 11.000 trang bằng chứng chống lại bà. Phiên tòa xét xử bà Trang bị hoãn vào phút cuối vì có tiếp xúc COVID giữa các cơ quan công tố và được rời sang tổ chức sáu tuần sau đó.